Mỹ: Đã đến lúc con người nhìn xuyên tường?

Hiện nay, thiết bị có thể vạch hình bàn tay của một người viết vào không khí qua lớp tường và cửa đóng kín. Nó có thể phân biệt 15 cá nhân với độ chính xác lên tới 90 %. Công nghệ này có nhiều ứng dụng tiềm năng trong thiết kế game, cấp cứu bệnh nhân và ghi hình chuyển động trong sản xuất phim.

Các nhà nghiên cứu Mỹ chứng minh khoa học có thể vượt qua mọi rào cản bằng cách phát triển một công nghệ mới cho phép .
my-phat-trien-cong-nghe-nhin-xuyen-tuong

RF Capture sẽ xâu chuỗi ảnh phản chiếu theo thời gian và dựng lại hình dáng con người. Ảnh: MIT.

Mang tên RF Capture, thiết bị hoạt động bằng cách truyền và nhận tín hiệu không dây phát xuyên tường. Khi bức xạ không dây chạm đến cơ thể người, nó sẽ được phản chiếu lại. Tín hiệu truyền về sẽ được thu nhận và phân tích. Theo nhóm nghiên cứu ở Viện công nghệ Massachusets (MIT), bức xạ này khá nhỏ, chỉ bằng 1/10.000 bức xạ do một chiếc điện thoại di động thông thường phát ra.

Do cùng loại tín hiệu truyền về từ mọi vị trí khác nhau trên cơ thể, nhóm nghiên cứu cần xử lý tín hiệu một cách chính xác nhằm nhận biết nhiều bộ phận cơ thể.

“Chúng tôi có thể lọc những tín hiệu có ý nghĩa thông qua một loạt thuật toán. Chúng được phát triển để giảm tối đa tiếng ồn ngẫu nhiên do quá trình phản chiếu sinh ra”, Gizmag hôm 2/11 dẫn lời Dina Katabi, giám đốc Trung tâm Vô tuyến ở MIT.

Đầu tiên, RF Capture tạo ra bản quét 3D của toàn bộ không gian nhằm nhận biết các vật thể trong môi trường, bao gồm cả con người. Khi có người di chuyển trong môi trường đó, thiết bị theo dõi những tín hiệu phản chiếu từ cơ thể họ. Sau đó, nó xâu chuỗi ảnh phản chiếu theo thời gian và dựng lại hình dáng con người. Để phân biệt nhiều người khác nhau, nhóm nghiên cứu lập trình cho thiết bị sử dụng những yếu tố như hình dáng con người và chiều cao để tạo ra chân dung cụ thể của từng người.

Hiện nay, thiết bị có thể vạch hình bàn tay của một người viết vào không khí qua lớp tường và cửa đóng kín. Nó có thể phân biệt 15 cá nhân với độ chính xác lên tới 90 %. Công nghệ này có nhiều ứng dụng tiềm năng trong thiết kế game, cấp cứu bệnh nhân và ghi hình chuyển động trong sản xuất phim.

“RF Capture cho phép ghi lại chuyển động mà không cần các máy cảm biến cơ thể và có thể theo dõi những cử động của diễn viên khi họ ở sau đồ vật hoặc một bức tường”, Fadel Adib, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở MIT và tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Ngoài ra, khả năng ghi hình chuyển động của thiết bị còn có thể ứng dụng cho những ngôi nhà thông minh hoặc chăm sóc người lớn tuổi.

“Chúng tôi đang nghiên cứu để biến công nghệ này thành một thiết bị trong gia đình, có thể gọi cấp cứu nếu phát hiện một thành viên trong nhà ngã bất tỉnh. Ngoài ra, nó có thể được dùng để bật đèn và TV, hoặc điều chỉnh hệ thống sưởi khi theo dõi vị trí của bạn trong ngôi nhà”, Katabi nói.

Nhóm nghiên cứu đang trong quá trình thương mại hóa công nghệ thông qua một sản phẩm mang tên Emerald nhằm phát hiện và phòng ngừa tai nạn ở những người lớn tuổi. Họ đã giới thiệu Emerald trước tổng thống Obama tại Nhà Trắng cách đây vài tháng.

Phương Hoa

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>