Hướng dẫn cách xử lý điện thoại bị rớt nước hiệu quả nhất hiện nay
Nếu điện thoại không lên, hãy thử cắm sạc, nếu vẫn không hoạt động, pin có thể đã bị hư hỏng. Bạn cần phải để pin khô trong thời gian dài hơn hoặc thay thế một viên pin mới. Để yên tâm hơn, bạn cũng có thể mang thiết bị đến một cửa hàng chuyên nghiệp để nhờ kiểm tra, sửa chữa.
Nếu smartphone của bạn bỗng nhiên bị rớt vào nước hay thứ gì đó gần như vậy, hãy nhớ những lời khuyên sau đây để cứu nhanh và cũng tránh không nên làm một số điều có thể làm hỏng hoàn toàn thiết bị của bạn.
Dòng điện thoại thông minh chuyên chống nước, chống bụi – Sony Xperia
Ngoại trừ một số dòng điện thoại thông minh chuyên chống nước, chống bụi như Sony Xperia hay HTC Butterfly 2… thì đa số các dòng còn lại đều không “nghịch” nước được. Nếu chẳng may dế yêu bị tắm mưa, rớt hồ bơi, hay đơn giản là bị đổ nước lên thì bạn phải làm sao? Bình tĩnh, đừng hoảng hốt mà cố gắng bật nguồn, mở thiết bị để xem dế yêu của mình còn “sống hay đã chết”, điều đó vô tình khiến thiết bị “ngỏm” luôn thay vì hoàn toàn có thể cứu được.
Ngay khi điện thoại của bạn bị nhiễm nước, hãy cố gắng mang nó ra ngay khỏi nước càng nhanh càng tốt, điều này nghe có vẻ hơi thừa nhưng cũng cần nhắc đến, bởi chỉ cần một vài giây ngây người ra nhìn thì nước đã nhanh chóng xâm nhập vào điện thoại thông qua các khe hở được che chắn đơn giản.
Các bước cần làm để cứu chiếc điện thoại, thứ tự từ trên xuống dưới:
1. Nếu máy chưa tắt nguồn thì bị hãy làm nhanh điều đó, rồi giữ máy ở tư thế đứng.
2. Tháo nắp lưng, gỡ pin đối với những máy có pin rời để ngắt nguồn điện tránh làm thiết bị bị chập mạch.
Tháo thẻ nhớ microSD, SIM và pin
3. Nếu điện thoại của bạn có pin gắn liền trong máy như iPhone hay Nokia Lumia, bạn không thể tháo pin ra. Trong trường hợp này, bạn phải thật cẩn thận và thực hiện tiếp các bước sau.
4. Hãy gỡ bỏ các thiết bị ngoại vi và phụ tùng trên điện thoại như bao bảo vệ hay ốp lưng.
5. Lấy thẻ SIM và thẻ nhớ ra, mở các cổng hay nắp đậy để điện thoại được thông gió hơn.
6. Lau khô mọi thứ bằng khăn lông kể cả phần ngoài của điện thoại, phải cẩn thận không cho nước nhiễu vào các khe hở của điện thoại.
7. Nếu bị ngấm nước nhiều quá, bạn có thể sử dụng một chiếc máy hút bụi để hút nước ra từ các khe, rãnh.
8. Đặt thiết bị vào một túi gạo. Điều này có vẻ kỳ quặc, nhưng gạo có khả năng hút ẩm khá tốt, đây là một phương pháp phổ biến để làm khô thiết bị khi bị ngấm nước.
9. Nếu bạn có một túi làm khô điện thoại, hãy sử dụng nó. Bạn cũng có thể dùng gói silica gel (loại thường để chống ẩm cho các thiết bị điện tử).
Một chiếc túi giúp làm khô điện thoại
10. Hãy để thiết bị khô trong một hoặc hai ngày, và sử dụng một điện thoại khác để thay thế.
11. Sau một vài ngày, bạn có thể lắp pin vào điện thoại và bật nó lên, kiểm tra hoạt động thông thường như nghe, gọi, các phím bấm hay cảm ứng.
12. Nếu điện thoại không lên, hãy thử cắm sạc, nếu vẫn không hoạt động, pin có thể đã bị hư hỏng. Bạn cần phải để pin khô trong thời gian dài hơn hoặc thay thế một viên pin mới. Để yên tâm hơn, bạn cũng có thể mang thiết bị đến một cửa hàng chuyên nghiệp để nhờ kiểm tra, sửa chữa.
13. Nếu thiết bị hoạt động lại bình thường, vẫn hãy để mắt đến chúng trong vài ngày tới để phát hiện ra các hư hỏng nếu có.
Những điều gì bạn không nên làm?
- Không bật hoặc sử dụng điện thoại trong bất kỳ trường hợp nào.
- Không nhấn bất kỳ nút hoặc phím nào.
- Đừng cố gắng vỗ, đập điện thoại để nó rớt nước ra.
- Không tháo rời từng bộ phận của điện thoại vì điều này có thể làm mất hiệu lực bảo hành của máy.
- Đừng cố gắng thổi vào điện thoại để mong bay bớt nước. Điều này chỉ khiến cho nước nhanh chóng xâm nhập vào các bộ phận khác bên trong điện thoại, gây thiệt hại nhiều hơn.
- Không dùng nhiệt để mong nước bốc hơi như máy sấy hoặc bỏ nó vào lò vi sóng chẳng hạn. Bỏ vào tủ đông cũng là một cách không hay.
Không dùng nhiệt để mong nước bốc hơi như máy sấy hoặc bỏ nó vào lò vi sóng
Kiểm tra bảo hành khi máy bị vô nước
Hãy kiểm tra vạch chỉ thị tiếp xúc chất lỏng LCI (liquid contact indicator) trong điện thoại. Đó là một nhãn dính màu trắng mà khi bị dính nước sẽ trở thành màu đỏ. Các hãng sản xuất dán nhãn LCI lên sản phẩm để dùng làm thử nghiệm giấy quỳ khi xét điều kiện bảo hành. Trong hầu hết các trường hợp, hãng sản xuất có thể từ chối không sửa chữa hay thay thế điện thoại cho bạn nếu nhãn LCI đã bị tác dụng đổi màu. Vị trí nhãn LCI khác nhau tùy loại điện thoại, và các hãng sản xuất ngày nay thường dấu nhãn LCI này để khách hàng khỏi táy máy.
Kiểm tra bảo hành khi máy bị vô nước
Hy vọng rằng, một số chia sẻ trên sẽ giúp cứu điện thoại của bạn nếu chẳng may bị ngấm nước. Nếu muốn loại bỏ lo âu này, bạn cũng có thể chọn cho mình một số dòng sản phẩm chuyên chống nước, bụi như dòng Sony Xperia; theo nhà sản xuất, sản phẩm có thể ngâm nước ở độ sau 1m trong vòng 30 phút.
Khi điện thoại bị vô nước, bạn sẽ giải quyết thế nào và nó có hiệu quả ra sao? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi bên dưới phần bình luận của bài viết này!
Nguồn: AndroidPit