Bật máy tính liên tục không nghỉ có lợi hay có hại

Trong thực tế, bạn sẽ nâng cấp máy tính trước khi những thành phần phần cứng đạt đến những giới hạn trên. Nhưng bằng cách , bạn gây sức ép liên tục lên phần cứng. Ngoài ra, việc bật máy tính lâu còn sinh ra nhiệt, một trong những yếu tố lớn nhất làm giảm tuổi thọ phần cứng.

Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi không dứt trong ngành điện toán: nên bật máy tính khi không dùng hay nên tắt đi?

Cả hai phía đều có những ý kiến xác đáng. Điều đó có nghĩa là câu trả lời còn tuỳ thuộc vào cách và mức độ sử dụng máy tính của bạn. Chúng ta hãy cùng điểm qua những lợi ích và tác hại của .

Những lý do nên bật máy tính liên tục

Có nhiều lý do để bạn nên bật máy tính liên tục. Không chỉ là khởi động máy tính nhanh hơn mà nó giúp cải thiện chức năng của máy tính.

Tiện lợi hơn: Lý do chính bạn muốn để máy tính luôn bật là sự tiện lợi. Thay vì phải đợi khởi động, máy luôn ở trạng thái sẵn sàng.

Máy tính thông thường khởi động trong khoảng 30 giây đến vài phút tuỳ cấu hình. Nếu bạn dùng nhiều chương trình nặng thì phải chờ các chương trình này mở thêm từ một tới vài phút nữa. Để máy tính luôn bật sẽ không còn vấn đề này. Đánh thức máy tính ở chế độ ngủ (Sleep) chỉ mất vài giây và tất cả ứng dụng bạn đang dùng vẫn chạy. Tuy vậy, sự tiện lợi này còn tuỳ thuộc vào cấu hình. Máy tính dùng ổ cứng SSD sẽ khởi động nhanh hơn so với máy dùng ổ cứng thường.

Máy tính sẽ luôn được cập nhật: Có nhiều tác vụ cần duy trì máy tính hoạt động, trong đó nhiều tác vụ thực hiện vào ban đêm sẽ tiện hơn. Cài bản cập nhật hệ điều hành, tạo các bản sao lưu, quét virus hay đưa lượng dữ liệu lớn như nhạc hay ảnh lên đám mây, các hoạt động này đều tốn thời gian nên thực hiện vào ban đêm sẽ tiết kiệm được nguồn lực của máy tính và băng thông của hệ thống mạng.

Để máy tính luôn bật khi bạn ra ngoài hoặc hẹn giờ để chúng diễn ra ban đêm sẽ giúp bạn hoàn toàn được cập nhật mà không ảnh hưởng đến các công việc khác trong ngày.

Truy cập từ xa: Máy tính bật liên tục sẽ cho phép bạn chạy một số phần mềm truy cập từ xa như Remote Desktop in Windows hay LogMeIn. Như vậy, bạn sẽ không phải lo lắng việc để quên file dữ liệu quan trọng trên máy tính ở nhà hay cơ quan. Lưu ý là bạn cũng có thể đăng nhập từ xa vào máy tính của mình qua điện thoại và máy tính bảng.

Những lý do không nên bật máy tính liên tục

Chúng ta thường tắt các thiết bị điện khi sử dụng xong và có những lý do để làm tương tự với máy tính.

Mọi thành phần trên máy tính đều có tuổi thọ nhất định: Một thực tế đơn giản là mọi chi tiết phần cứng đều có thời gian hữu hạn.

Đèn nền màn hình thường có thời gian hoạt động trong khoảng 10.000 giờ, dung lượng pin của laptop sẽ giảm đáng kể sau 300 chu kỳ sạc và ổ SSD cũng có số chu kỳ ghi dữ liệu nhất định.

Trong thực tế, bạn sẽ nâng cấp máy tính trước khi những thành phần phần cứng đạt đến những giới hạn trên. Nhưng bằng cách mở máy tính liên tục, bạn gây sức ép liên tục lên phần cứng. Ngoài ra, việc bật máy tính lâu còn sinh ra nhiệt, một trong những yếu tố lớn nhất làm giảm tuổi thọ phần cứng.

Tốn điện: Ai cũng biết bật máy tính liên tục sẽ tốn điện nhưng vấn đề là tốn đến mức nào?

Theo nghiên cứu của trường đại học Pennsylvania (Mỹ), chiếc iMac màn hình 21.5 inch đời 2012 tiêu thụ tới 56 watt điện lúc hoạt động bình thường. Con số này sẽ giảm còn 44 watt ở chế độ nghỉ (idle mode) và còn 18 watt khi tắt màn hình. Ở chế độ ngủ (Sleep mode), mức điện tiêu thụ chỉ còn 1 watt.

Như vậy, có thể thấy có sự khác biệt khá lớn trong việc tiêu thụ điện giữa chế độ hoạt động, nghỉ và ngủ. Tắt màn hình sẽ tiết kiệm được lượng lớn điện năng và đưa máy tính vào chế độ ngủ còn tiết kiệm thêm nhiều nữa. Tuy nhiên, ở chế độ ngủ, bạn sẽ mất đi nhiều lợi ích của việc bật máy liên tục như khả năng truy cập từ xa.

Bạn cũng nên biết máy tính đã tắt nhưng vẫn cắm điện sẽ tiếp tục tiêu thụ khoảng 0,2 watt điện. Do vậy, nếu muốn tiết kiệm điện triệt để thì hãy rút ổ cắm sau khi tắt máy.

Không lo nguồn điện tăng đột biến: Dòng điện tăng đột biến khá hiếm gặp nhưng nếu xảy ra rất dễ làm hư hỏng máy tính. Dòng điện tăng đột biến thường liên quan đến hiện tượng sét đánh nhưng cũng có thể gây ra do các thiết bị gia dụng như tủ lạnh. Nếu mức độ dòng điện tăng đủ lớn, nó có thể gây hư hại cho mọi thiết bị điện, nhất là với những thành phần nhạy cảm trong máy tính. Bạn có thể hạn chế vấn đề này bằng cách dùng bộ chống đột biến dòng điện.

Khởi động lại máy sẽ cải thiện hiệu năng: Trước đây, khởi động lại máy tính thường xuyên gần như là yêu cầu bắt buộc để cải thiện hiệu năng của máy tính. Điều này bây giờ không còn cần thiết như trước nữa. Các hệ điều hành hiện nay có khả năng thích ứng rất tốt trong việc quản lý các nguồn lực. Nếu bạn không tắt máy tính thì sẽ không nhận ra sự khác biệt đáng kể về hiệu năng.

Tuy nhiên, khởi động lại máy tính vẫn là cách đơn giản và hiệu quả nhất trong việc giải quyết những lỗi hàng ngày bạn có thể không nhận thấy. Chẳng hạn như một ứng dụng treo hay máy in bất ngờ không hoạt, khởi động lại máy tính có thể sẽ xử lý được vấn đề này.

Yên tĩnh hơn: Lý do cuối cùng để tắt máy tính là làm như vậy sẽ giúp bạn yên tĩnh hơn. Bạn có thể tắt âm thanh thông báo trên máy tính nhưng quạt gió vẫn có thể chạy và gây ồn. Điều này không phải là vấn đề với các laptop hiện đại không dùng quạt tản nhiệt nhờ có CPU tiết kiệm điện và ổ SSD. Nhưng với các máy tính để bàn truyền thống, tắt máy cũng là cách để làm cho không gian phòng trở nên yên tĩnh hơn.

Kết luận

Vậy cuối cùng bạn nên tắt hay để máy tính bật liên tục? Câu trả lời sẽ còn tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn. Nếu bạn có dự định không dùng máy tính trong vài ngày hoặc đang ở tháng cao điểm của mùa hè thì nên tắt đi sẽ tốt hơn. Nhưng nếu nhu cầu công việc bạn cần máy tính lúc nào cũng ở trạng thái sẵn sàng thì hãy để máy tính bật liên tục bởi tác hại của việc này không nhiều.

NHM

Theo Makeuseof

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>