9 lời khuyên cho các bậc phụ huynh “trị” trẻ nghiện smartphone

Đừng quá khắt khe, la mắng trẻ. Hãy cư xử một cách đồng cảm khi trẻ nhỏ mắc sai lầm, vì không ai mà không sai phạm kể cả những người trưởng thành. Trong trường hợp này, các bạn nên ngồi xuống và nói chi tiết ngọn ngành cho trẻ hiểu, rồi sau đó đưa ra biện pháp hiệu quả để trẻ không vi phạm nữa.

Trong một thế giới mà trẻ em đang lớn lên cùng sự phát triển từng ngày của những thiết bị số, điều quan trọng là cần phải giúp trẻ nhận thức được các khái niệm lành mạnh về việc sử dụng chúng. Phụ huynh đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy các kỹ năng này./images/post/2016/01/21/20//kid-smartphone.jpg

Phương tiện truyền thông và các thiết bị kỹ thuật số được xem là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thời hiện đại ngày nay. Những lợi ích của các thiết bị này, nếu được sử dụng ở mức vừa phải và thích hợp, có thể mang đến kết quả rất tuyệt vời. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian mặt đối mặt với gia đình, bạn bè và giáo viên, đóng một vai trò then chốt và quan trọng hơn trong việc thúc đẩy việc học tập của trẻ em, cũng như phát triển toàn diện hơn. Thay vì suốt ngày cứ “dán” mắt vào màn hình của smartphone hay máy tính bảng chẳng hạn,…

Thậm chí, số lượng trẻ em tại Việt Nam “nghiện” smartphone còn cao hơn cả ở nước Mỹ, thông tin này do công ty makerting SuperAwesome (Anh) cho biết. Các bạn có thể tham khảo lại bài viết này tại đây.

Dưới đây là 9 lời khuyên từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (American Academy of Pediatrics - AAP), để giúp các bậc phụ huynh có thể quản lý tốt hơn việc cho con trẻ sử dụng các thiết bị số.

1. Hãy kiểm soát các thiết bị cũng như nội dung số mà trẻ thường khai thác. Các hướng dẫn nuôi dạy con cái phải được áp dụng song song giữa đời sống thực và ảo. Nắm rõ danh sách bạn bè của con em mình cả online và offline. Biết về những nền tảng, phần mềm và các ứng dụng mà trẻ đang sử dụng; thường xuyên truy cập vào trang web nào, và những gì chúng đang thể hiện trên internet.

2. Thiết lập giới hạn thời gian chơi. Sử dụng thiết bị số cũng giống như tất cả các hoạt động khác, nên có chừng mực. Ưu tiên những ứng dụng, game offline. Nếu online thì việc giới hạn sẽ khó khăn hơn.

3. Cả gia đình cùng chơi với nhau, học hỏi lẫn nhau. Sự tham gia của gia đình được xem là giải pháp hữu hiệu cho các hoạt động truyền thông, nó khuyến khích sự tương tác xã hội, liên kết và học tập. Bạn có thể giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm của bản thân khi chơi game cho trẻ hiểu.

/images/post/2016/01/21/20//b479ad06aedd93ff_Cell_Phone.jpg

4. Hãy là một tấm gương tốt. Dạy và cách sử dụng internet lành mạnh. Bởi vì trẻ em có khả năng bắt chước rất hay, hạn chế ngồi một mình “tự kỷ” với thế giới ảo. Bạn nên tương tác cùng trẻ để có thể chỉ ra những điều hay lẽ phải trên internet.

5. Khuyến khích giao tiếp mặt đối mặt. Trẻ nhỏ sẽ học tốt hơn thông qua giao tiếp hai chiều (người nói và người nghe). Dành nhiều thời gian nói chuyện với trẻ là một điều hết sức quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ. Cuộc trò chuyện có thể mặt đối mặt, hoặc nếu bạn bận đi công tác xa để trẻ ở nhà với ông bà thì có thể gọi video trực tiếp cũng là một ý rất hay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi giao tiếp mặt đối mặt với nhau sẽ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ hơn rất nhiều so với “thụ động” chỉ nghe hay tương tác một chiều với màn hình.

6. Thường xuyên tụ họp gia đình dẫn trẻ đi chơi. Bạn có thể lên lịch cho các chuyến đi cùng gia đình của anh chị em trong nhà hoặc bạn thân. Để cả hai gia đình có khoảng thời gian tạm xa lánh các thiết bị số, và chuyên tâm thư giãn, vui chơi ở khu du lịch nào đó. Bạn cũng cần thiết kế ổ cắm điện ở xa phòng ngủ của trẻ, để sau khi đi chơi về cho trẻ ngủ ngon giấc hơn, thay vì phải cắm sạc smartphone và sử dụng tiếp.

7. Không dùng thiết bị số để trẻ giữ yên lặng. Có rất nhiều cách để “kiểm soát” cảm xúc của trẻ mà không cần dùng đến thiết bị số. Vấn đề này bạn phải suy tư ra chứ đừng thấy khó mà cho qua, lâu ngày sẽ thành thói quen và sẽ khó có thể nuôi dạy trẻ tốt hơn. Chẳng hạn như hồi xưa, cái thời mà smartphone chưa phổ biến, các bậc phụ huynh vẫn có cách vui đùa cùng trẻ thoải mái cả ngày đấy thôi.

8. Chọn những ứng dụng có thể vừa học vừa chơi. Hơn 80.000 ứng dụng được gắn nhãn giáo dục, và bạn nên chọn ra ứng dụng, game nào phù hợp nhất cho độ tuổi của trẻ. Trên các kho ứng dụng trực tuyến như CH Play (Google Play Store) chẳng hạn, có chế độ Gia đình – nơi mà bạn có thể tìm một ứng dụng phù hợp cho trẻ mà không mất quá nhiều thời gian. Các bạn có thể tham khảo cách thiết lập tại đây.

9. Đừng quá khắt khe, la mắng trẻ. Hãy cư xử một cách đồng cảm khi trẻ nhỏ mắc sai lầm, vì không ai mà không sai phạm kể cả những người trưởng thành. Trong trường hợp này, các bạn nên ngồi xuống và nói chi tiết ngọn ngành cho trẻ hiểu, rồi sau đó đưa ra biện pháp hiệu quả để trẻ không vi phạm nữa.

Hy vọng, sau bài viết này các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức hữu ích để nuôi dạy trẻ tốt hơn trong thời đại kỹ thuật số bùng nổ như hiện nay.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>