Hướng dẫn cách tăng tốc một chiếc smartphone Android cũ được tốt hơn?
Nếu bạn không rành rọt về các bước root thiết bị và lo sợ nó sẽ biến thành một cục vằn giấy đắt tiền, thì hãy thử cài đặt các launcher trên CH Play xem sao. Thông thường những trình khởi chạy cài thêm sẽ chứa rất nhiều tính năng, thao tác điều hướng thú vị, đặc biệt là một kho theme siêu đẹp, có thể tải xuống để thay đổi mỗi ngày, thích hợp với từng dịp lễ trong năm,…
Thông thường, một smartphone Android cao cấp sẽ có vòng đời khoảng 24 tháng rồi giảm dần xuống đối với các thiết bị phân khúc thấp hơn. Và khi dùng đến ngần ấy thời gian, có lẽ bạn sẽ bắt đầu chán chường em ấy. Nếu vậy hãy thử những cách sau!
Trong bài viết này, mình sẽ đề cập đến những cách giúp tân trang smartphone Android cũ của bạn về cả phần hồn lẫn phần xác. Mình không chắc nó sẽ phù hợp với tất cả nhưng hy vọng những mẹo này sẽ giúp một trong số các bạn cảm thấy vui vẻ hơn với “tình cũ”!
1. Đưa về chế độ xuất xưởng
Đối với những thiết bị lâu năm, đặc biệt là khi chạy trên nền tảng Android, thông thường sẽ phát sinh một số lỗi cũng như hiện tượng giật lag, đứng máy rất khó chịu. Vậy nếu bạn cảm thấy phiền về vấn đề này, đừng do dự đưa máy về chế độ xuất xưởng ban đầu của nhà sản xuất. Bởi vì điều đó sẽ giúp bạn có cảm giác mới mẻ hơn với người tình lâu năm.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, việc này sẽ xoá hết tất cả mọi thứ trên bộ nhớ trong của thiết bị nên bạn cần sao lưu những thứ quan trọng như ảnh, video hay danh bạ trước khi khôi phục nguyên bản em ấy nhé!
2. Thực hiện root
Hiểu đơn giản thì root tức là bạn sẽ được can thiệp để tuỳ chỉnh nhiều thứ trên thiết bị của mình, phá bỏ rào cản mà nhà sản xuất đã quy định đối với thiết bị đó. Một trong những lợi ích sau khi root máy có thể làm được ví dụ như cài đặt bản ROM tuỳ biến bên thứ 3, điều chỉnh xung nhịp hay điện thế của CPU hoặc bổ sung thêm một số tính năng hay ho khác,…
Nhìn chung việc root máy là nên thử nếu bạn biết cách, đặc biệt là đối với những thiết bị Android lâu đời đã bị nhà sản xuất quên lãng thì việc root máy để nâng cấp, trải nghiệm hệ điều hành mới là điều được khuyến khích. Một điều nữa mà chỉ những thiết bị có tuổi mới có là bạn không còn phải đắn đo suy nghĩ việc mất hiệu lực bảo hành cũng như là cộng đồng internet đã phát triển sẵn rất nhiều drivers, bản ROM “ngon”.
3. Cài đặt các launcher
Nếu bạn không rành rọt về các bước root thiết bị và lo sợ nó sẽ biến thành một cục vằn giấy đắt tiền, thì hãy thử cài đặt các launcher trên CH Play xem sao. Thông thường những trình khởi chạy cài thêm sẽ chứa rất nhiều tính năng, thao tác điều hướng thú vị, đặc biệt là một kho theme siêu đẹp, có thể tải xuống để thay đổi mỗi ngày, thích hợp với từng dịp lễ trong năm,…
Sẵn đây mình cũng giới thiệu đến mọi người một số launcher đẹp và chạy êm như là Arrow, Zero, Buzz,… Nếu các bạn còn biết cái nào hay hay thì hãy cùng chia sẻ bên dưới nha!
4. Tậu “xiêm y” mới cho em ấy
Dù muốn hay không thì sau một thời gian sử dụng, nếu bạn không dán keo hay dùng ốp lưng, vỏ bảo vệ thì bề ngoài của smartphone sẽ xuống cấp. Vì vậy, nếu muốn thiết bị luôn mới thì ngay từ đầu bạn nên mua thêm các phụ kiện bảo vệ cho nó. Nhưng nếu ngày trước bạn quên làm việc này thì sao?
Hãy yên tâm vì ta vẫn có thể “độ” em ấy lại bằng những “xiêm y” rực rỡ nhằm che những vết trầy, bẩn cứng đầu không xoá được và biến ẻm trông mới, thích mắt hơn.
Bên trên là 4 cách giúp tân trạng một thiết bị Android cũ lại, không biết bạn đã từng thực hiện mẹo nào tương tự chưa? Và bạn còn làm những gì khác hơn nữa? Hãy cùng comment chia sẻ và giao lưu bên dưới nhé!